Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-gut. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-gut. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cách đây 2000 năm bệnh gút đã xuất hiện và được biết đến là một trong những dạng viêm khớp để lại nhiều di chứng tàn khốc nếu không điều trị tận gốc. Biểu hiện của bệnh gút chính là các đợt viêm khớp kéo dài làm khớp bị sưng, đỏ, nóng và đau nhức dữ dội do sự gia tăng acid uric trong máu dẫn đến kết tủa muối urat ở các khớp, gân cơ và xung quanh các mô.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (dân gian gọi là thống phong) là bệnh lý về khớp rất phổ biến ở người trưởng thành. Gút trong thời xưa được coi là bệnh của vua chúa vì thường gặp ở những người ăn uống thừa chất, tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu gây nên bệnh gút ngoài chế độ ăn uống thiếu khoa học thì còn do các yếu tố khác như di truyền, thận không đào thải hết acid uric,…Vì vậy ngày nay ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời

Thông thường acid uric sẽ tự đào thải qua nước tiểu nhưng khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric không được bài tiết ra ngoài, lâu ngày sẽ làm kết tủa thành muối urat và chúng lắng đọng lại ở các khớp xương, thận từ đó gây nên triệu chứng đau nhức và viêm sưng khớp. Biểu hiện lâm sàng và đặc trưng thường thấy ở những người bệnh gút là khớp bị sưng tấy, nóng đỏ, phù nề và đau nhức dữ dội ở một hay nhiều khớp.

Giai đoạn gút cấp tính bệnh chỉ gây viêm đau ở khớp trong vài ngày nên mọi người thường chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nhưng thực ra các đợt viêm khớp vẫn âm thầm tiến triển bên trong. Ở giai đoạn muộn, bệnh gút và cách điều trị nếu không được quan tâm đúng mức sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bằng hiện tượng nổi u cục xung quanh khớp (hạt tophi) gây biến dạng xương khớp, dễ xảy ra tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và thậm chí là phải cắt cụt chi.

Ngoài ra, đã có hàng ngàn bệnh nhân không điều trị bệnh gút kịp thời mà chỉ đến khi đau không chịu nổi đi thăm khám thì đã mắc các bệnh lý kèm theo khác như sỏi thận, suy thận độ I, II, III, chân tay biến dạng. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh gút và cách điều trị bệnh đúng phương pháp cách duy nhất để người bệnh hạn chế tối đa được các biến chứng.

Cách điều trị bệnh gút tận gốc

Hiện nay, tây y điều trị bệnh gút chỉ mới tập trung vào vấn đề dùng kháng sinh để giảm đau, kháng viêm nhanh, làm giảm acid uric. Trong khi đó, căn nguyên sinh bệnh một phần là do sự suy yếu của các tạng phủ cần cải thiện chức năng hoạt động của gan thận lại không được quan tâm.

Sai lầm lớn nhất của những người bệnh gút là chỉ quan tâm đến việc loại bỏ được triệu chứng tức là không còn thấy đau nhức thì sẽ hết bệnh. Đó cũng là lý do mà đã có hàng ngàn người bệnh dùng thuốc tây y trị bệnh gút nhiều năm nhưng bệnh vẫn không khỏi, dễ tái phát. Ngoài ra, lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, tăng men gan, phù chân khiến cho bệnh gút càng nặng thêm.

Cách điều trị bệnh gút tận gốc cần kết hợp nhiều phương pháp

Bệnh gút và cách điều trị tận gốc hiệu quả và an toàn nhất hiện nay đó chính là kết hợp dùng thảo dược và tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Theo đó, các vị thuốc đông y sẽ giúp loại bỏ độc tố, kháng viêm, duy trì nồng độ acid uric, ngăn ngừa các đợt viêm khớp, bồi bổ can thận, phòng tránh tối đa biến dạng khớp, thoái hóa khớp. Ngoài ra, điều trị bệnh gút trong chế độ ăn uống người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, uống nhiều nước và kiêng ăn thức ăn giàu purine như các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản, nấm khô, các loại đậu, trứng vịt lộn,…


Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Bệnh gút là chứng bệnh đã có từ lâu đời và gây ảnh hưởng đến đời sống của con người từ bao thế kỉ qua. Bệnh gút hiện nay vẫn còn khiến nhiều người bị ám ảnh do quá trình điều trị lâu và phức tạp, hơn nữa chi phí điều trị không phải thấp khiến cho nhiều người e dè.

Xem thêm: Phòng khám đông y tâm đức  chữa bệnh uy tín

Tại Việt Nam, con số bệnh nhân mắc bệnh gút ngày càng tăng lên, do bệnh gút xuất hiện là do những biến đổi phức tạp xảy ra bên trong cơ thể. Tuy nhiên, việc chữa bệnh gút lại không quá nghiêm trọng như vậy nếu chúng ta biết tận dụng những nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh gút hiệu quả.

Đậu xanh hỗ trợ kháng viêm hiệu quả

Đậu xanh chữa bệnh gút
Với Đông y, đậu xanh có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt và giải độc. Những hiện tượng sưng phù nề. viêm do bệnh gút gây ra cũng được giảm bớt. Đậu xanh có tính mát và chữa được những vết mụn nhọt hiệu quả.

Đậu xanh còn có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì thế chúng có thể phòng ngừa do tạo nên một hệ miễn dịch tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó còn hỗ trợ quá trình hóa đạm gây nên axit uric tạo nên những cục u bị kiềm chế.

Trong vỏ đậu xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong việc điều trị bệnh gút, nên tốt nhất khi sử dụng chúng ta nên sử dụng luôn cả phần vỏ.

Đậu xanh giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn

Chế biến đậu xanh chữa bệnh gút tại đông y tâm đức

Đậu xanh cần để nguyên vỏ và ninh nhừ ra, bạn nên nhớ để nguyên vỏ. Mỗi ngày ăn hai chén, sáng và tối mỗi lúc một chén, ăn trong vòng 30 ngày để có tác dụng hiệu quả. Tùy theo khẩu vị của mỗi người, sẽ có cách ăn uống cho phù hợp. Đây là một bài thuốc khá đơn giản và phù hợp cho mọi người do đậu xanh là nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên, do ăn đậu xanh hàng ngày sẽ dễ ngán nên sẽ khiến nhiều người cảm thấy chán nản. Vì vậy, để có thể đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì thực hiện.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Bệnh gout mà vẫn còn được gọi là thống phong theo cách gọi quen thuộc của dân gian, bệnh gout thuộc về chứng tý trong Đông Y. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, trong đó chính là sự xâm nhập của khí phong, hàn, thử, thấp khiến cho cơ thể bị trì trệ khí, huyết ứ, thành đàm bị ứ trệ, khiến các cục quanh khớp nổi lên trên khu vực các khớp ngón chân tay rồi dần dịch chuyển lên khớp gối.
Tình trạng ứ trệ của khí huyết khiến các cục u nổi lên trên bề mặt da
Bệnh thường biểu hiện ở giai đoạn khởi phát bằng các cơn đau ở khớp ngón chân, ngón tay. Lâu dần sẽ lan sang những khu vực khớp khác với tình trạng đau nặng nề và tần suất những cơn đau xuất hiện dày đặc hơn. Trong chữa trị bệnh gout, đã có khá nhiều phương pháp điều trị được giới thiệu, mỗi phương pháp lại mang những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng những bài thuốc Đông y thường được đánh giá cao hơn do chúng mang lại nhiều hiệu quả, đảm bảo an toàn và thanh mát cho cơ thể, hơn nữa người bệnh không phải chịu đựng những tác dụng phụ dù quá trình trị liệu đòi hỏi nhiều thời gian.
Các bài thuốc uống
1. Bạn có thể sử dụng 30g mỗi loại ý dĩ nhân, kê huyết đằng, 15g mỗi loại xích thược, đương quy, hoạt thạch, 12g mỗi loại hoàng bá, mộc qua, độc hoạt, tỳ giải, mộc qua, 9g tri mẫu, 6g thanh đại. Sắc một thang uống trong ngày.
Ý dĩ nhân, còn gọi là hạt bo bo là một trong những nguyên liệu của bài thuốc trị bệnh gout
2. Bài thuốc thứ 2 bao gồm 12g mỗi loại bạch truật, thương truật, ý dĩ nhân, 10g mỗi loại mộc qua, thạch hộc, 8g hoàng bá và 6g thục địa. Sắc mỗi ngày uống một thang thuốc
3. Bài thuốc dân gian này sử dụng các loại lá mơ lông, trinh nữ hoàng cung, khổ qua với lượng bằng nhau và xay nhuyễn ra. Lấy nước uống 2 ly mỗi ngày, thời gian tốt nhất là trước bữa ăn 45 đến 60 phút.
Phương pháp xoa bóp tại nhà
Để việc điều trị đạt được hiệu quả cao hơn cùng rút ngắn khoảng thời gian chữa bệnh, ngoài việc sử dụng những bài thuốc đông y, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tại gia dưới đây.
Xoa bóp tại nhà hỗ trợ nhiều trong điều trị gout,
Trước hết, hãy xoa để tạo nhiệt trong lòng bàn tay, đặt tay lên đầu gối trái trước xoa từ trên xuống từ 3 - 5 phút, tiếp đến sử dụng 2 ngón trỏ để ma sát vùng đầu gối bên dưới tạo thành vòng tròn. Thực hiện động tác tương tự với nửa đầu gối phía trên. Thời gian thích hợp để thực hiện động tác này từ 5 - 7 phút là phù hợp nhất. Sau đó có thể tăng dần thời gian xoa bóp lên từ 10 - 15 phút. Thực hiện động tác trên mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Động tác này giúp cho bệnh gout được hạn chế ảnh hưởng trầm trọng hơn. 



Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cách dùng thảo dược chữa bệnh gút không chỉ làm giảm acid uric trong máu, kháng viêm, đào thải độc tố mà còn giúp bồi bổ cơ thể và đặc biệt là không gây ra tác dụng phụ như một số loại thuốc tây y hiện nay.

Bệnh gút (thống phong) hình thành do rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu từ đó làm khớp bị sưng tấy, nóng đỏ và đau nhức dữ dội nhất là về đêm. Để làm giảm các cơn đau nhức cũng như chữa bệnh gút hiệu quả người bệnh có thể tham khảo một số thảo dược dưới đây.

Xem thêm: chữa bệnh gút bằng thuốc nam

Thảo dược chữa bệnh gút theo y học cổ truyền

Để chữa bệnh gút cấp tính với triệu chứng là đau nhức khớp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gầy sút người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ các thảo dược sau: Đào nhân, hoàng kỳ, phòng phong, nhũ hương, thổ phục, đan sâm, hồng hoa, đương quy, mộc dược, xích thược, hy thiêm. Ngày sắc uống một thang.

Chữa bệnh gút mãn tính bạn có thể dùng: Xuyên khung, cam thảo đất, vỏ bưởi, thục địa, hạt chuối sứ, táo mèo, bạch truật, trạch tả, xích thược, lá lốt, phòng phong, độc hoạt, sơn thục, dây tơ hồng, hoàng kỳ, bồ công anh,… Cách dùng rất đơn giản bạn hãy sắc uống ngày một thang.

Thảo dược chữa bệnh gút cho hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe
Thảo dược chữa bệnh gút cho hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe
Sự kết hợp của các thảo dược trên sẽ giúp kháng viêm, giảm đau, trừ thấp, đào thải độc tố, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa sự lắng đọng của axit uric tại các khớp xương, bổ can thận. Ngoài ra bài thuốc còn giúp tăng sản sinh dịch khớp để nuôi dưỡng sụn khớp, ngăn ngừa teo cơ, biến chứng do hạt tophi gây ra rất hiệu nghiệm. 

Thảo dược chữa bệnh gút từ dân gian

Cây sói rừng chữa bệnh gút: Cây sói rừng còn có tên là “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong, “cửu tiết trà” theo đông y có vị cay, tính bình từ lâu đã được xem là thảo dược quý có tác dụng giảm đau, trừ độc, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn do đó thường dùng để trị các bệnh như viêm nhiễm, viêm khớp dang thấp, bệnh gút,…

Hy thiêm, thảo dược chữa bệnh gút: Các nghiên cứu cho thấy Hy thiêm có chứa chất đắng daturosid, 3.7 dimethylquercetin và orientin, những hoạt chất này có tác dụng thông kinh lạc, lợi gân cốt, giảm đau nhức, an thần, hạ áp huyết, thanh nhiệt giải độc cũng như ức chế sự phát triển của viêm loét, hạ acid uric trong máu. Do đó, từ lâu đây được coi là thảo dược quý có tác dụng chữa bệnh gút hiệu quả.

Hy thiêm, một trong những thảo dược chữa bệnh gút được lưu truyền trong dân gian
Hy thiêm, một trong những thảo dược chữa bệnh gút được lưu truyền trong dân gian

Mã tiền chế chữa bệnh gút: Trong các bài thuốc dân gian trị bệnh gút từ thảo dược không thể không nhắc đến mã tiền chế. Y học hiện đại cho rằng loại cây này có thể giúp làm tê thần kinh cảm giác qua đó giảm đau tự nhiên, ức chế vi khuẩn, chống viêm. Còn theo y học cổ truyền, mã tiền chế còn giúp thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, thông kinh hoạt lạc, trừ khử ứ trệ, chống tê mỏi và làm giảm nhanh các cơn đau do thấp khớp, viêm khớp, gút.

Lưu ý khi dùng thảo dược chữa bệnh gút

Ưu điểm khi dùng thảo dược chữa bệnh gút đó là nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng, chi phí thấp hơn nhiều so với các loại thuốc tân dược. Bên cạnh đó, những thảo dược này đều lành tính nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý là nếu muốn chữa bệnh bằng phương pháp này phải hết sức kiên trì vì thuốc thường cho tác dụng chậm.

Ngoài ra, khả năng hấp thụ thuốc, hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Do đó, nếu muốn chữa bệnh gút bằng thảo dược người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc. Với những bài thuốc đông y, bạn nên đến những cơ sở chữa bệnh uy tín, trong quá trình điều trị bệnh cũng nên kết xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Gút cấp tính sau nhiều năm sẽ chuyển sang mãn tính và gây tàn phá khớp nặng nề dẫn đến biến chứng tàn phế, suy thận. Đó là lý do mà hàng ngàn người bệnh lo lắng cách điều trị bệnh gút mãn tính như thế nào thì đảm bảo an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị bệnh gút mãn tính đang được ứng dụng hiện nay.

 Bệnh gút mãn tính gây biến dạng khớp có thể dẫn đến tàn phế

Bệnh gút mãn tính gây biến dạng khớp có thể dẫn đến tàn phế

Điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc

Nếu như các cơn gút cấp tính chỉ gây đau viêm, sưng khớp rồi khỏi thì bệnh gút mãn tính để lại nhiều di chứng khốc liệt hơn bởi các đợt viêm khớp xảy ra thường xuyên, xuất hiện các u cục tại khớp dễ gây biến dạng khớp, suy thận. Vì vậy, mục tiêu điều trị bệnh gút mãn tính là phải hạ acid uric trong máu, ngăn ngừa tối đa tình trạng sỏi thận, suy thận, teo cơ, cứng khớp.

Trong giai đoạn này, cách điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc được ưu tiên lên hàng đầu. Một số loại thuốc tây y tuy có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh rất hữu dụng với gút cấp tính nhưng đối với bệnh gút mãn tính lại không được khuyến khích. Lý do là vì ở giai đoạn này, các khớp xương rất dễ bị tổn thương, mài mòn, thuốc kháng sinh chỉ có thể kìm hãm gia tăng acid uric nhưng không ngăn ngừa được sự kết tủa muối urat tại khớp. Hơn nữa, việc dùng nhiều kháng sinh rất dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày tăng nguy cơ suy thận khiến cho việc chữa trị bệnh gút trở nên khó khăn hơn.

Chính vì thế, hiện nay cách điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc đông y là cứu cánh an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh. Tại Việt Nam, duy chỉ có bài thuốc “Thống phong bổ huyết thang” là mang lại tính ứng dụng cao có tác dụng chữa bệnh gút cực kỳ hiệu nghiệm.
 Thảo dược đông y có tác dụng kháng viêm, đào thải độc tố điều trị bệnh gút mãn tính hiệu quả

Thảo dược đông y có tác dụng kháng viêm, đào thải độc tố điều trị bệnh gút mãn tính hiệu quả
Bài thuốc gồm các thành phần: đẳng sâm, độc hoạt, thổ phục linh, ngưu tất, bạch truật, đại hoàng, cam thảo, tỳ giải, mộc thông,… với công dụng chính là điều hòa chuyển hóa nhân purin, kháng viêm, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức. Ngoài ra, thuốc còn giúp bồi bổ can thận, tăng sức đề kháng, tăng sản sinh collagen nuôi dưỡng sụn khớp, phục hồi hệ thống khớp bị viêm, thoái hóa.

Điều trị bệnh gút mãn tính bằng chế độ ăn uống

Dự phòng các cơn gút tái phát và ngăn ngừa các biến chứng thì ngoài dùng thuốc đông y cách điều trị bệnh gút mãn tính không thể bỏ qua đó là thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Hàm lượng acid uric tăng cao một phần là do ăn uống quá nhiều thực phẩm gốc purin, vì vậy khi bị gút dù cấp hay mãn tính người bệnh nên lưu ý:

Kiêng ăn các thực phẩm giàu đạm thực vật và động vật như: Hải sản (tôm, cua, hàu, ghẹ, sò,…) các loại cá trích, cá ngừ, nội tạng động vật (lưỡi, lòng, óc, tim,…), các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt gà, các loại đậu nhất là đậu nành, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu xanh, hạn chế ăn giá, nấm, dọc mùng, măng,…
 Ăn uống khoa học cũng là cách điều trị bệnh gút mãn tính

Ăn uống khoa học cũng là cách điều trị bệnh gút mãn tính

Bên cạnh đó, hỗ trợ điều trị bệnh gút mãn tính bạn cũng nên kiêng uống bia rượu, thuốc lá, thường xuyên tập thể dục, không làm việc quá sức. Trong trường hợp đã xuất hiện các hạt tophi nhất là ở những vị trí dễ cọ xát bạn nên đi giày dép chất liệu mềm để hạn chế cọ xát khiến chúng bị rò, vỡ vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Bệnh gút mãn tính thường tiến triển nhanh và phá hủy các khớp xương, sụn khớp nhanh chóng để lại nhiều di chứng nặng nề. Vì vậy, cách điều trị bệnh gút mãn tính bạn nên kết hợp nhiều phương pháp bao gồm cả dùng thuốc, ăn uống, vận động trị liệu và giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Ngoài ra, người bệnh nên đến chữa trị tại những cơ sở chữa bệnh uy tín có sự phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Bệnh gút là một trong những bệnh xương khớp rất hay gặp ở nước ta, đặc biệt là các đấng mày râu hay sử dụng bia rượu, ăn nhiều đạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được các dấu hiệu bệnh gút nên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tàn phế, mất khả năng vận động hay bị suy thận, trụy tim. Vì vậy, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nhận biết sớm các triệu chứng bệnh gút nhé.
Qúa trình hình thành bệnh gút ở các khớp xương
Qúa trình hình thành bệnh gút ở các khớp xương

Dấu hiệu bệnh gút mà bạn nên lưu ý

Bệnh gút đông y gọi là thống phong là bệnh có từ xa xưa và hiện nay bệnh có tỉ lệ gia tăng chóng mặt tại nước ta. Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự tăng trưởng của acid uric trong máu bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học, thận không đào thải hết acid uric, tăng acid uric bẩm sinh, béo phì,…

Trong thời kỳ đầu, nồng độ acid uric tăng cao nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, chỉ khi người bệnh đi xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe thì mới vô tình phát hiện ra. Có nhiều người acid uric tăng từ khi còn trẻ nhưng khi về già thì bệnh mới tái phát hoặc cũng có những bệnh nhân từ lúc nồng độ acid uric tăng và bộc phát ra bên ngoài chỉ chưa đến một năm. Cụ thể là khi đến một ngưỡng nhất định, acid uric tăng quá cao sẽ kết tủa thành muối urat có hình thù sắc nhọn tại khớp gây viêm khớp khi đó dấu hiệu bệnh gút đặc trưng đó là:

Khớp bị sưng tấy, nóng đỏ, phù nề và đau nhức dữ dội khiến người bệnh vô cùng đau đớn nhất là về đêm. Các khớp hay bị gút nhất là khớp ngón chân cái, khớp bàn chân, bàn tay, khủy chân, mắt cá chân. Thông thường các cơn đau có thể khỏi sau 3-7 ngày.

Dấu hiệu bệnh gút ở khớp bàn chân mà bạn nên lưu ý
Dấu hiệu bệnh gút ở khớp bàn chân mà bạn nên lưu ý

Khi các cơn gút cấp tính giảm đi quan sát các khớp sẽ thấy vùng da bị bong tróc, hơi đỏ, tím tái giống như khớp bị nhiễm trùng. Những dấu hiệu bệnh gút này rất dễ nhầm lẫn với các chứng bong gân, đau khớp và cho rằng khớp hết sưng viêm thì bệnh đã khỏi hẳn. Tuy nhiên, càng về sau triệu chứng bệnh gút càng tiến triển nặng hơn bằng các đợt viêm khớp thường xuyên tái diễn và dẫn đến gút mãn tính.

Lúc này bệnh gút gây viêm ở nhiều khớp trên cơ thể kèm theo xung quanh khớp, vành tai nổi lên các u cục (tây y gọi là hạt tophi) gây đau đớn khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, không thể đi lại. Nguy hiểm hơn, các hạt tophi càng lớn sẽ gây chèn ép mạch máu, dễ bị vỡ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp dẫn đến các bệnh lý khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu quả là phải cắt bỏ chi hay lâu ngày khớp bị biến dạng, teo cơ cuối cùng là tàn phế, bại liệt.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút ở giai đoạn mãn tính

Ngoài ra, sự lắng đọng của muối urat tại thận còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận mãn tính, các bệnh lý về tim mạch, mạch máu thậm chí là tử vong. Một khi đã hình thành thì bệnh gút tiến triển rất nhanh và để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, cuộc sống. Do đó, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh gút như trên các bạn không nên chủ quan mà phải đi thăm khám để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

Để phòng ngừa bệnh gút bạn nên xây dựng lối sống khoa học, không dung nạp quá nhiều hải sản, thịt bò, nội tạng động vật cũng như hạn chế sử dụng bia rượu. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Biết đến với cái tên Thống Phong, bệnh gút hình thành là do những rối loạn chuyển hóa gây nên sự tích tụ các axit uric ở trong khớp. Bệnh gút cấp tính sẽ gây nên những cơn đau khủng khiếp dù bệnh nhân chỉ tiếp xúc rất nhẹ. Lâu dần khi những cơn gút cấp tính không được điều trị dứt điểm, bệnh chuyển biến thành mãn tính và gây nên những bất tiện rất lớn trong cuộc sống và những nguy hại khôn lường cho sức khỏe. 
Tuy nhiên, vẫn có một vài người hàng ngày phải chống chọi với bệnh gút nhưng lại không biết mình đang mang căn bệnh này trong người, một phần do khá chủ quan về tình hình sức khỏe của mình, phần cũng do không biết được những triệu chứng cụ thể của căn bệnh này. 
Bệnh gút trong từng giai đoạn khác nhau sẽ chuyển biến và biểu hiện ra bên ngoài cơ thể với những biểu hiện khác nhau, nắm được những dấu hiệu này, bạn có thể xác định rõ ràng được tình trạng bệnh của mình, cũng như có được những hướng đi tốt nhất để được các bác sĩ điều trị một cách tốt nhất. 

Bệnh gút ở giai đoạn cấp tính

- Dù những triệu chứng ở giai đoạn ban đầu chưa rõ ràng, nhưng có thể nồng độ axit uric trong máu đã tăng cao. Khi nồng độ này tăng đến một mức độ nào đó, các tinh thể tích tụ lại ở một số khớp, sẽ khiến các đợt viêm khớp hình thành, được nhận biết bằng các vết sưng mềm, nóng và đỏ. Các khớp cũng bị đau, cơn đau dữ dội nhất là ở ngón chân cái. 
Biểu hiện nóng rát, sưng đỏ khiến hai bên chân không đối xứng là dầu hiệu gút điển hình
- Những cơn đau sẽ xuất hiện đỉnh điểm vào ban đêm, có khi kéo dài đến sáng khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi do vừa phải chống chọi với những cơn đau, vừa kiệt sức do mất ngủ.
- Những cơn đau cấp tính khi đã đi qua, vùng da ở khớp có hiện tượng bong tróc, ngứa hay đau ở những vùng quanh khớp. Những biểu hiện tím đỏ này thường giống như những vết nhiễm trùng. 
- Bên cạnh những cơn đau, người bệnh còn đối mặt với những đợt sốt, lạnh ớn lan ra khắp cơ thể. 
- Lâu dần, những hạt tophi bắt đầu nổi lên ở các khớp hay các vị trí xung quanh, hoặc ở vành tai. đặc biệt, những hạt tophi thường nổi ở dưới bàn chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Các hạt tophi này được hình thành do các tinh thể axit uric tích tụ lâu ngày mà thành. 
Các hạt tophi nổi lên tại các vị trí các khớp
Trên đây là những biểu hiện bệnh gút ở giai đoạn ban đầu, thường được biết đến như tình trạng gút cấp tính. Những cơn đau xảy đến đột ngột gây nên những phiền nhiễu nhất định. Tuy nhiên, chúng sẽ hết trong vòng vài ngày. Khoảng thời gian lâu sau, có khi đến cả 2 năm mới xuất hiện trở lại nên đôi khi chúng ta chủ quan rằng bệnh đã hết hẳn. 

Bệnh gút ở giai đoạn mãn tính

Bệnh gút cấp tính đến một giai đoạn nào đó mà không có được sự điều trị phù hợp, sẽ dẫn đến tình trạng gút mãn tính. Với bệnh này, ngoài những cơn đau ở khớp kéo dài với tần suất dày đặc hơn và cường độ đau nặng nề hơn. Bệnh nhân còn đối mặt với những triệu chứng sau
- Tình trạng viêm khớp xảy ra nhiều hơn ở tay chân, hay nên sự bất đối xứng ở hai bên khớp của hai bàn tay, hai bàn chân. Các cục u tophi cũng bắt đầu có mặt ở hầu hết các vị trí khớp như cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ chân, mắt cá chân, thậm chí cả đầu gối.
- Ở vùng khuỷu tay và đầu gối, những vị trí gấp khúc của cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng sưng túi dịch đệm.
Túi dịch đệm bị sưng tại các khu vực gấp khúc của cơ thể

- Khi hiện tượng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ khớp bị biến dạng, các cử động khó khăn và cơ bị teo lại.
- Biến chứng của bệnh gút không chỉ để lại hậu quả trên các khớp, mà còn ảnh hưởng đến một số bệnh lý liên quan đến các bộ phận khác như tim mạch, sỏi thận, suy thận mãn tính... rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Tuy ban đầu có những diễn biến khá thầm lặng, nhưng khi những cơn đau khớp bất thường xuất hiện chính là lúc bạn cần nghĩ ngay đến việc thực hiện các xét nghiệm bệnh gút tại các phòng khám uy tín để có cách đối phó kịp thời với bệnh. Hơn hết, đừng cố chịu đựng những cơn đau mà nên tham khảo bác sĩ để được điều trị với hiệu quả tốt và nhanh chóng nhất. 

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016


Các cơn đau do gút gây ra được miêu tả bởi cảm giác đau dữ dội, đau tột cùng nhất là về đêm khiến cho người bệnh rất đau đớn. Không chỉ vậy bệnh gút còn có thể dẫn đến biến chứng suy thận, tàn phế. Đó cũng là lý do mà rất nhiều người bệnh thường tìm đến các phòng khám chữa bệnh gút. Vậy tại Tp hcm nên chữa bệnh gút ở phòng khám nào. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho mình nhé.

Xem thêm : phòng khám đông y tâm đức

Phòng khám chữa bệnh gút

Bệnh gút (thống phong) là bệnh do sự lắng đọng của tinh thể muối urat trong cơ thể gây ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, viêm thận, tăng acid uric bẩm sinh, di truyền,… Bệnh không chỉ gây ra các cơn viêm khớp làm khớp sưng, nóng, đỏ, phù nề mà còn phá hủy các khớp xương, tăng nguy cơ suy thận, bệnh tim mạch,…

 Bệnh gút làm xuất hiện các hạt tophi gây biến dạng xương khớp

Bệnh gút làm xuất hiện các hạt tophi gây biến dạng xương khớp

Khi bắt gặp những triệu chứng này, người bệnh đều rất lo lắng và không biết nên đi thăm khám, chữa ở đâu vì hiện nay trên địa bàn Tp.hcm có rất nhiều phòng khám chữa bệnh gút. Tuy nhiên để lựa chọn một địa chỉ chữa bệnh gút bạn nên lưu ý là: Phòng khám phải hoạt động công khai, được sự cấp phép của sở y tế, đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ tốt, phương pháp chữa bệnh hiệu quả kèm theo đó là mức chi phí hợp lý.

Một trong những phòng khám chữa bệnh gút đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên đó chính là Phòng khám Đông y Tâm Đức nằm ở địa chỉ: 945,947 Trần Hưng Đạo P1 - Quận 5 - TP.HCM (Kế bên bệnh viện chấn thương chỉnh hình). Được thành lập hơn 10 năm, Đông y Tâm Đức đã được biết đến là địa chỉ, phòng khám chữa bệnh gút cũng như các bệnh về cơ xương khớp bằng phương pháp đông y cực kỳ hiệu quả. Qua đó, đã nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân trên địa bàn Tphcm và các tỉnh thành lân cận.

Không chỉ có đội ngũ lương y, bác sỹ dày dặn kinh nghiệm trong việc thăm khám và chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền, Đông y Tâm Đức còn xây dựng một quy trình chữa bệnh khoa học, mọi thủ tục đều thực hiện nhanh chóng, gọn lẹ, phòng khám còn hỗ trợ dịch vụ đặt hẹn khám qua mạng, do đó sẽ giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, tới khám liền mà không phải chờ đợi lâu.

Phòng khám chữa bệnh gút uy tín nhất hiện nay
Phòng khám chữa bệnh gút uy tín nhất hiện nay

Phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả cao cũng là yếu tố khẳng định Đông Y Tâm Đức là phòng khám chữa bệnh gút hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Theo đó, dựa trên các bài thuốc cổ phương cùng nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về bệnh gút cũng như tính năng của các thảo dược đã đưa vào ứng dụng thành công nhiều bài thuốc đông y đặc trị bệnh gút.

Với các công dụng chính là làm hạ acid uric trong máu, cải thiện chức năng gan, thận, tăng tuần hoàn, bồi bổ khí huyết, cân bằng độ PH, kháng viêm,… làm cho muối urat tại khớp tự tan ra. Hơn nữa, các thảo dược đều lành tính nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Kết quả là đã có hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh gút kể cả gút cấp tính hay mãn tính đều đã được chữa khỏi. Sau 1-2 liệu trình điều trị bằng đông y kết hợp với chế độ ăn uống kiêng cử hợp lý, người bệnh sẽ thấy không còn triệu chứng sưng, đau ở khớp, kiểm tra cho thấy nồng độ acid uric cân bằng, đi lại, vận động dễ dàng, ăn uống ngon miệng, ngủ sâu giấc.

Các bác sỹ của Phòng khám Đông y Tâm Đức cũng cho biết bệnh gút nếu được phát hiện và chữa trị sớm thì hàm lượng muối urat lắng đọng tại khớp sẽ ít đi, dễ điều trị, ít gây biến chứng. Vì vậy, khi đã chọn cho mình được phòng khám chữa bệnh gút uy tín người bệnh nên đi điều trị ngay không nên tự ý dùng thuốc bên ngoài mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Bệnh gút kiêng ăn gì, bệnh gút nên ăn uống như thế nào là những câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Vì một chế độ ăn uống kiêng cử hợp lý sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả hơn. Để biết bệnh gút kiêng ăn gì các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu lúc này khi gặp điều kiện thuận lợi như ăn uống nhiều đạm, nhân purin, nhiệt độ sẽ khiến cho tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp gây ra các cơn đau nhức dữ dội kèm theo khớp bị viêm. Vì vậy, một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết để phòng các cơn gút tái phát cũng như hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy bệnh gút kiêng ăn gì nhỉ?

Người bệnh gút nên kiêng ăn hải sản: Các loại hải sản như tôm, mực, sò, ốc, hến, cua, hàu, cá ngừ, cá trích,… đều giàu đạm, có chứa gốc purin đây là yếu tố làm gia tăng nồng độ acid uric trong cơ thể gây bệnh gút. Do đó, bệnh gút kiêng ăn gì bạn nên kiêng ăn hải sản tuyệt đối.

Các loại hải sản sẽ khiến cho bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn
Các loại hải sản sẽ khiến cho bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn

Kiêng ăn các loại thịt màu đỏ: Thịt bò, thịt trâu, ngựa, hay thịt dê cũng chứa nhiều đạm, hàm lượng purine lớn đó là lý do mà các chuyên gia khuyến cáo người bệnh gút không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Kiêng ăn nội tạng động vật: Bao gồm lưỡi, lòng, thận, lá lách, óc, tim, gan,… của động vật. Phủ tạng động vật là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút, nên kiêng nhóm thực phẩm này sẽ giúp hạn chế tối đa các cơn gút viếng thăm.

Kiêng các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Những loại thực phẩm như măng, nấm, giá đỗ, dọc mùng,… sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể và làm phát sinh bệnh gút. Chính vì thế bệnh gút kiêng ăn gì bạn nên kiêng ăn những thực phẩm này.

Kiêng ăn trứng gia cầm khi bị gút: Nếu không muốn cơn đau gút tái phát và nặng hơn bạn nên kiêng ăn trứng gia cầm và nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn,…

Người bị bệnh gút nên kiêng ăn trứng vịt lộn
Người bị bệnh gút nên kiêng ăn trứng vịt lộn 

Kiêng ăn đêm: Ăn khuya thường xuyên sẽ tăng gánh nặng làm việc cho gan. Hơn nữa gan là cơ quan chuyển hóa đạm và sinh acid uric vì vậy để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm gia tăng bệnh gút bạn nên hạn chế hoặc kiêng ăn đêm.

Hạn chế ăn đạm thực vật: Không chỉ đạm động vật mà cả đạm từ thực vật như các loại đậu bao gồm đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa, tào phớ, đậu hũ cũng không tốt cho người bệnh gút.

Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo: Ngoài những thực phẩm cần kiêng hoàn toàn khi bị gút trên thì người bệnh cũng nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ như da động vật, thức ăn quay, chiên, xào, đồ ăn nhanh,…

Kiêng uống đồ có cồn: Người bệnh gút nên kiêng uống bia, rượu và các chất kích thích khác. Đồng thời giảm và hạn chế uống nước có gaz như nước ngọt vì chúng chứa nhiều đường dễ gây béo phì khiến bệnh gút dễ tái phát và nặng hơn.

Bia rượu và các chất kích thích cần kiêng tuyệt đối khi đang bị gút
Bia rượu và các chất kích thích cần kiêng tuyệt đối khi đang bị gút

Hạn chế đồ uống chứa nhiều vitamin C: Đồ uống chứa nhiều vitamin C như nước cam, chanh, bưởi tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn dùng nhiều sẽ tăng nguy cơ kết tủa muối urat ở ống thận. Vì vậy, nếu đang bị bệnh gút bạn nên hạn chế dùng thức uống này.

Ngoài những thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh gút kiêng ăn gì trên thì người bệnh gút cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây như dưa leo, củ sắn, bí xanh, cà chua, uống nhiều nước và tập thể dục mỗi ngày để làm giảm quá trình hấp thu đạm. Qua đó giúp phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả hơn.

Bệnh gút (Thống phong) theo quan điểm của Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, bệnh gout được gọi là Thống phong. Sở dĩ cái tên này được đặt cho bệnh là do những ngoại tà xâm lấn vào cơ thể, gây nên tình trạng kinh lạc, ở các vị trí khớp bị ứ huyết nên dẫn đến những cơn đau, sưng tấy dù chỉ là những vận động nhẹ nhàng nhất. Ban đầu, bệnh tồn tại ở bì phu kinh lâu, nhưng lâu dần tà khí xâm nhập đến gân xương cùng các cơ quan nội tạng. Những tà khí tồn ứ lâu ngày hóa thành đàm rồi kết thành cục u quanh khớp, biểu hiện thành những cục u (còn gọi là hạt tophi). Bệnh diễn biến trong nhiều năm, lâu dần sẽ xuất hiện những cơn gút cấp tính khiến can thận bị tổn thương gây nên những biến dạng ở các khớp. 
Bệnh gút khiến các hạt tophi xuất hiện ở các khớp ngón chân, bàn chân
Bệnh gút cũng là một trong những căn bệnh mà Y học cổ truyền quan tâm rất nhiều. Có khá nhiều bài thuốc cổ truyền chữa bệnh gút hiệu quả. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu 3 bài thuốc phổ biến và hữu hiệu nhất theo từng thể bệnh gout riêng. Với mong muốn rằng sẽ mang đến cho mọi người một "lối ra" nhanh và hiệu quả nhất cho căn bệnh gút này. 
2 bài thuốc cho thể gút Thể phong thấp nhiệt 
Bệnh gút thể phong thấp nhiệt được xem như những đợt gút cấp tính, bệnh nhân thường gặp những biểu hiện như các vết sưng, nóng xuất hiện đột ngột trên các ngón chân. Kèm theo đó là những cơn đau đầu, phát sốt, khô miệng và liên tục khát nước. Cơ thể bệnh nhân sợ lạnh, chất lưỡi đỏ và rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng. Bắt mạch Phù - Sác.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, khu phong, hoạt huyết và chỉ thống
Bài thuốc 1: Gia vị tam diệu thang
Vị thuốc: Trương thuật, hoàng bá, ý dĩ nhân, ngưu tất, mộc qua, thanh đại, hoạt thạch, tri mẫu, thanh đại, kê huyết đằng, đương quy, xích thuộc và tỳ giải.
Sắc tất cả các vị thuốc trên và sử dụng mỗi ngày 1 thang. 
Chữa gút bằng các loại thuốc Đông y hiệu quả và không gây phản ứng phụ cho cơ thể 
Bài thuốc 2: Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm
Vị thuốc: thạch sao sống, tri mẫu, quế chi, xích thược, bạch thược, phòng kỷ, mộc thông, kim ngân đằng, hải đồng bì, cam thảo
Trước hết, sắc phần thạch cao sống. Sau đó sắc cùng các vị thuốc còn lại sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc. 
Trong trường hợp những cơn gút cấp diễn ra quá nặng nề khiến các khớp bị sưng và đau nhiều. Bạn có thể tăng thêm lượng kim ngân đằng, thổ phục linh, ý dĩ nhân. 3 vị thuốc này hỗ trợ trừ thấp. Những vị thuốc khác được sắc cùng là đương quy, trạch lan, hồng hoa, đào nhân, tằm sa để giúp hoạt huyết ứ chỉ thống. 
Bài thuốc trị bệnh gút thể đàm thấp ứ trệ
Bệnh gút thể đàm thấp ứ trệ xảy ra khi những cơn gút cấp tính diễn ra trong thời gian dài và có cường độ tăng dần. Thể bệnh này còn được gọi là gút mãn tính. Khi bệnh gút đã chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân thường đối mặt với những cơn đau kéo dài cùng các khớp bị sưng to, những cử động trở nên rất khó khăn. Các khớp có thể không còn đỏ, nhưng cơn đau dày đặc và khó chịu hơn. Chất lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng, những cục u xuất hiện quanh khớp và ở dưới da. Bắt mạch Trầm huyền/ khẩn.
Cây Ô đầu chế - nguyên liệu chính trong bài thuốc Nghiệm phương chữa trị gút mãn tính
Phương pháp điều trị: Chỉ thống, khu hàn, thông lạc và trừ thấp. 
Bài thuốc: Nghiệm phương
Vị thuốc: Ô đầu chế, tế tân, toàn đương quy, thổ phục linh, uy linh tiên, xích thược, ý dĩ nhân, tỳ giải, quế chi và mộc thông.
Hai vị thuốc mộc thông và quế chi cần được sắc trước. Sau đó sắc tiếp tục cùng các vị thuốc còn lại dùng mỗi ngày 1 thang. 
Điều trị bệnh gút bằng phương pháp châm cứu
Để việc trị bệnh gút có kết quả nhanh chóng và hiệu quả hơn, ngoài việc sử dụng thuốc Đông y, phương pháp châm cứu cũng được áp dụng. Từ lâu, châm cứu đã được biết đến như một cách thức trị nhiều căn bệnh bằng cách tác động vào các huyệt đạo. Châm cứu không chỉ chữa bệnh tốt, mà còn hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể, thanh nhiệt cơ thể, kích thích ăn uống và tiêu hóa tốt. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh gút bằng châm cứu cũng được nhiều người áp dụng với sự hài lòng tuyệt đối. 
Châm cứu mang lại nhiều hiệu quả chữa trị bệnh gút
Khi đến khám chữa bệnh tại phòng khám Đông Y, các y bác sĩ sẽ tác động lên các huyệt đạo như thận du, khí hải du, tâm ân giao, bàng quang du, quan nguyên cùng các a thị huyệt ở những vùng khớp bị tổn thương và những vùng lân cận khác. 
Những lưu ý khi chữa trị bệnh gút bằng phương pháp Đông Y
Do mỗi bệnh nhân có thể trạng, độ tuổi và tình trạng bệnh không giống nhau, nên việc điều trị cần sự tự vấn, hướng dẫn và điều trị trực tiếp của các y bác sĩ để lựa chọn được phương pháp trị bệnh phù hợp nhất cho mỗi người. Việc tự ý mua thuốc bên ngoài không được khuyến khích nhiều do tiềm tàng khá nhiều nguy cơ nếu bạn chưa rõ về bệnh tình cũng như liều lượng thuốc phù hợp. 

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng trong đó nguyên nhân bệnh gút được xác định là do rối loạn chuyển hóa nồng độ acid uric trong cơ thể.
Bệnh gút đông y gọi “thống phong” là một trong những thể viêm khớp nguy hiểm thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Người bị gút thường bị đau dữ dội, sưng, nóng, tấy đỏ, cứng ở khớp nhất là khớp ngón chân cái.

Nguyên nhân bệnh gút do đâu?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân bệnh gút hình thành là do rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc tăng hoặc giảm acid uric trong cơ thể. Cụ thể là khi acid uric tăng sẽ làm lắng đọng vi tinh thể muối urate natri có hình dạng sắc nhọn tại khớp, tim, thận, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây ra các triệu chứng viêm khớp khiến người bệnh đau nhức, khó khăn khi đi lại, vận động.
Rối loạn chuyển hóa acid uric là nguyên nhân gây bệnh gút
Rối loạn chuyển hóa acid uric là nguyên nhân gây bệnh gút

Giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương ở nam giới nếu vượt qua ngưỡng 420 µmol/l và 360 µmol/ đối với nữ sẽ được coi là tăng acid uric máu. Vậy axit uric tăng hoặc giảm nguyên nhân do đâu?. Axit uric tăng bẩm sinh, ví dụ như mắc bệnh  Lesch – Nyhan do thiếu men HGPT sẽ khiến cho acid uric tăng cao ngay từ nhỏ. Từ đó, bệnh sẽ biểu hiện lên khớp, thận, hệ thần kinh,…

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh gút. Các nhà khoa học đã nguyên cứu và xác định được 5 loại gen có liên quan đến bệnh gút gồm: Glc6-photphat tại gan HGPRT1 và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Vì vậy, nếu như bố mẹ hay người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh gút thì khả năng con cái mắc bệnh cũng rất cao.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như thịt bò, hải sản, nội tạng động vật: gan, lòng, cá trích, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguyên nhân làm phát sinh bệnh gút.
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin rất dễ mắc bệnh gút
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin rất dễ mắc bệnh gút

Ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc lợi tiểu thiazid, aspirin,  levodopa hay thuốc chống lao như pyrazynamid,… sẽ làm rối loạn chuyển hóa acid uric, giảm thải acid uric qua thận.

Nguyên nhân bệnh gút cũng có thể là do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh thường liên quan đến các bệnh lý huyết học như leucemie kinh thể tủy, bệnh đa hồng cầu, hodgkin, đa u tủy xương, sarcom hạch, sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính,…

Ngoài ra việc giảm thải acid uric qua thận khi mắc các bệnh về thận như viêm thận, suy thận sẽ khiến quá trình đào thải acid uric bị ứ trệ từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, thể trạng cũng góp phần thúc đẩy bệnh gút vì đa số người bị bệnh gút 90% là nam giới, độ tuổi từ 30-50 hay sử dụng bia rượu, thừa cân, béo phì.

Trên đây là những nguyên nhân bệnh gút điển hình nhất mà người bệnh nên lưu ý. Bệnh gút không chỉ gây viêm khớp mà còn làm xuất hiện nhiều u cục gây biến dạng khớp, dẫn đến tàn phế, suy thận. Do đó, phòng tránh bệnh gút bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng bia rượu và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More