Bệnh gút là một trong những bệnh xương
khớp rất hay gặp ở nước ta, đặc biệt là các đấng mày râu hay sử dụng bia rượu,
ăn nhiều đạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được các dấu hiệu bệnh gút nên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tàn phế, mất khả năng vận động hay bị suy thận, trụy tim. Vì vậy, bạn hãy theo
dõi ngay bài viết dưới đây để nhận biết sớm các triệu chứng bệnh gút nhé.
Qúa trình hình thành bệnh gút ở các khớp xương
|
Dấu hiệu bệnh gút mà bạn nên lưu ý
Bệnh gút đông y gọi là thống phong là
bệnh có từ xa xưa và hiện nay bệnh có tỉ lệ gia tăng chóng mặt tại nước ta.
Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự tăng trưởng của acid uric trong máu bởi chế độ
ăn uống thiếu khoa học, thận không đào thải hết acid uric, tăng acid uric bẩm
sinh, béo phì,…
Trong thời kỳ đầu, nồng độ acid uric
tăng cao nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, chỉ khi người bệnh đi
xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe thì mới vô tình phát hiện ra. Có nhiều người acid
uric tăng từ khi còn trẻ nhưng khi về già thì bệnh mới tái phát hoặc cũng có những
bệnh nhân từ lúc nồng độ acid uric tăng và bộc phát ra bên ngoài chỉ chưa đến một
năm. Cụ thể là khi đến một ngưỡng nhất định, acid uric tăng quá cao sẽ kết tủa
thành muối urat có hình thù sắc nhọn tại khớp gây viêm khớp khi đó dấu hiệu bệnh gút đặc trưng đó là:
Khớp bị sưng tấy, nóng đỏ, phù nề và
đau nhức dữ dội khiến người bệnh vô cùng đau đớn nhất là về đêm. Các khớp hay bị
gút nhất là khớp ngón chân cái, khớp bàn chân, bàn tay, khủy chân, mắt cá chân.
Thông thường các cơn đau có thể khỏi sau 3-7 ngày.
Dấu hiệu bệnh gút ở khớp bàn chân mà bạn nên lưu ý |
Khi các cơn gút cấp tính giảm đi quan
sát các khớp sẽ thấy vùng da bị bong tróc, hơi đỏ, tím tái giống như khớp bị
nhiễm trùng. Những dấu hiệu bệnh gút này rất dễ nhầm lẫn với các chứng bong
gân, đau khớp và cho rằng khớp hết sưng viêm thì bệnh đã khỏi hẳn. Tuy nhiên,
càng về sau triệu chứng bệnh gút càng tiến triển nặng hơn bằng các đợt viêm khớp
thường xuyên tái diễn và dẫn đến gút mãn tính.
Lúc này bệnh gút gây viêm ở nhiều khớp
trên cơ thể kèm theo xung quanh khớp, vành tai nổi lên các u cục (tây y gọi là
hạt tophi) gây đau đớn khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, không thể
đi lại. Nguy hiểm hơn, các hạt tophi càng lớn sẽ gây chèn ép mạch máu, dễ bị vỡ
khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp dẫn đến các bệnh lý khác như viêm khớp nhiễm
khuẩn, nhiễm trùng hậu quả là phải cắt bỏ chi hay lâu ngày khớp bị biến dạng,
teo cơ cuối cùng là tàn phế, bại liệt.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút ở
giai đoạn mãn tính
|
Ngoài ra, sự lắng đọng của muối urat tại
thận còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận mãn tính, các bệnh lý về
tim mạch, mạch máu thậm chí là tử vong. Một
khi đã hình thành thì bệnh gút tiến triển rất nhanh và để lại hậu quả nặng nề đối
với sức khỏe, cuộc sống. Do đó, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh gút
như trên các bạn không nên chủ quan mà phải đi thăm khám để được chẩn đoán, chữa
trị kịp thời.
Để phòng ngừa bệnh gút bạn
nên xây dựng lối sống khoa học, không dung nạp quá nhiều hải sản, thịt bò, nội
tạng động vật cũng như hạn chế sử dụng bia rượu. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe
thường xuyên và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét