Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Củ ấu là một loại củ rất quen thuộc mà cũng dân dã đối với bất cứ ai trong chúng ta. Chúng thường được dùng như một món ăn vặt thường ngày. Nhưng dường như ít ai biết rằng, những củ ấu nhỏ bé ấy lại có tác dụng rất to lớn cho sức khỏe. Những lợi ích đó là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Củ ấu - thức ăn thân thuộc dân dã của bao người Việt Nam

Bạn đã biết gì về củ ấu?

Nhiều người quen thuộc với những củ ấu có hình dạng độc đáo với lớp da ngoài đen sần sùi, còn gì về loại củ này nữa? Ấu là loại cây thủy sinh, chúng dính vào bùn, được trồng rất nhiều ở vùng nhiệt đới, trong các vùng ao hồ, đầm lầy. Chúng mọc hoang dại và phát triển rất nhanh. Những vùng đất được xem là điều kiện tốt nhất để ấu sinh trưởng là Hà Nội, Đồng Tháp, Ninh Bình, Vĩnh Long, Cần Thơ... Một số quốc gia thuộc vùng nhiệt đới cũng là nơi củ  ấu xuất hiện nhiều chính là Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản...

Thu hoạch củ ấu

Tác dụng chữa bệnh của củ ấu

Đến mùa thu hoạch vào những tháng mùa thu, cả củ, lá thân hay vỏ đều được tận dụng. Với củ ấu người ta thường dùng tươi, còn thân lá và vỏ thì sẽ được phơi khô. Ấu là loại củ có vị ngọt bùi có chút chát chát, chúng có khả năng giải độc nhanh chóng, kiện vị và tiêu thũng.

Ấu thường được dùng để chữa trị những căn bệnh như loét dạ dày, giải nhiệt hay tình trạng rong kinh. Hơn nữa, củ ấu còn góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư não hay các bướu thịt phát trên mặt da... 

Củ ấu có tác dụng chữa bệnh rất cao và đa dạng

Những bài thuốc đơn giản từ củ ấu

- Để chữa chứng rôm xảy hay da mặt xạm khô, bạn có thể lấy củ ấu tươi, xắt lát và thoa lên trên vết tổn thương.
- Chữa mụn hiệu quả nếu dùng củ ấu rang lên thành than, nghiền bột đó rồi trộn cùng dầu vừng và bó vào da.
- Củ ấu còn trị ghẻ lở hữu hiệu khi dùng năm quả rang thành than đen, nghiền rồi trộn vào dầu vừng, đắp lên phần da ghẻ lở
- Đối với tình trạng kinh nguyệt xảy ra nhiều ở phụ nữ, bạn có thể dùng 500g củ ấu tươi đập nát sắc nước và bỏ bã tồi trộn cùng 20g đường đỏ để uống.
- Với các bệnh ung thư thực quản, ung thư tử cung hay ung thư tuyến vú, bạn hãy sử dụng các thân lá ấu, cuống và vỏ ấu khoảng 50g, sắc cùng với 30g ý dĩ nhân. Nước này có thể được sử dụng như trà uống hàng ngày. 

Củ ấu có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon hàng ngày và tốt cho sức khỏe


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Bệnh gout mà vẫn còn được gọi là thống phong theo cách gọi quen thuộc của dân gian, bệnh gout thuộc về chứng tý trong Đông Y. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, trong đó chính là sự xâm nhập của khí phong, hàn, thử, thấp khiến cho cơ thể bị trì trệ khí, huyết ứ, thành đàm bị ứ trệ, khiến các cục quanh khớp nổi lên trên khu vực các khớp ngón chân tay rồi dần dịch chuyển lên khớp gối.
Tình trạng ứ trệ của khí huyết khiến các cục u nổi lên trên bề mặt da
Bệnh thường biểu hiện ở giai đoạn khởi phát bằng các cơn đau ở khớp ngón chân, ngón tay. Lâu dần sẽ lan sang những khu vực khớp khác với tình trạng đau nặng nề và tần suất những cơn đau xuất hiện dày đặc hơn. Trong chữa trị bệnh gout, đã có khá nhiều phương pháp điều trị được giới thiệu, mỗi phương pháp lại mang những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng những bài thuốc Đông y thường được đánh giá cao hơn do chúng mang lại nhiều hiệu quả, đảm bảo an toàn và thanh mát cho cơ thể, hơn nữa người bệnh không phải chịu đựng những tác dụng phụ dù quá trình trị liệu đòi hỏi nhiều thời gian.
Các bài thuốc uống
1. Bạn có thể sử dụng 30g mỗi loại ý dĩ nhân, kê huyết đằng, 15g mỗi loại xích thược, đương quy, hoạt thạch, 12g mỗi loại hoàng bá, mộc qua, độc hoạt, tỳ giải, mộc qua, 9g tri mẫu, 6g thanh đại. Sắc một thang uống trong ngày.
Ý dĩ nhân, còn gọi là hạt bo bo là một trong những nguyên liệu của bài thuốc trị bệnh gout
2. Bài thuốc thứ 2 bao gồm 12g mỗi loại bạch truật, thương truật, ý dĩ nhân, 10g mỗi loại mộc qua, thạch hộc, 8g hoàng bá và 6g thục địa. Sắc mỗi ngày uống một thang thuốc
3. Bài thuốc dân gian này sử dụng các loại lá mơ lông, trinh nữ hoàng cung, khổ qua với lượng bằng nhau và xay nhuyễn ra. Lấy nước uống 2 ly mỗi ngày, thời gian tốt nhất là trước bữa ăn 45 đến 60 phút.
Phương pháp xoa bóp tại nhà
Để việc điều trị đạt được hiệu quả cao hơn cùng rút ngắn khoảng thời gian chữa bệnh, ngoài việc sử dụng những bài thuốc đông y, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tại gia dưới đây.
Xoa bóp tại nhà hỗ trợ nhiều trong điều trị gout,
Trước hết, hãy xoa để tạo nhiệt trong lòng bàn tay, đặt tay lên đầu gối trái trước xoa từ trên xuống từ 3 - 5 phút, tiếp đến sử dụng 2 ngón trỏ để ma sát vùng đầu gối bên dưới tạo thành vòng tròn. Thực hiện động tác tương tự với nửa đầu gối phía trên. Thời gian thích hợp để thực hiện động tác này từ 5 - 7 phút là phù hợp nhất. Sau đó có thể tăng dần thời gian xoa bóp lên từ 10 - 15 phút. Thực hiện động tác trên mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Động tác này giúp cho bệnh gout được hạn chế ảnh hưởng trầm trọng hơn. 



Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Từ lâu, châm cứu đã được xem là hình thức chữa bệnh an toàn và hiệu quả, có nguồn gốc từ Đông Phương. Với châm cứu, người ra sử dụng các loại kim khác nhau để tác động các bộ phận trên cơ thể con người. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của từng bệnh nhân, mà các kim chân có thể được điều chỉnh phù hợp sao cho đạt kết quả điều trị tốt nhất. 

Châm cứu đã xuất hiện từ lâu và có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh

Châm cứu có tác dụng hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, ngoài ra phương pháp này còn tăng cường khả năng miễn dịch và hoạt động trong cơ thể người. Riêng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, châm cứu còn mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời hơn nữa, và được khoa học công nhận là một trong những cách điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả.

Tác dụng của châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm


Trải qua nhiều phép kiểm nghiệm, châm cứu được xem là phương pháp ít rủi ro nhất, nhưng kết quả điều trị lại khả quan. Chúng được đánh giá cao hơn so với các phương thức sử dụng thuốc tây, kháng sinh hay phẫu thuật. Do chúng không gây nên những tác dụng phụ do hóa chất từ thuốc, di chứng sau khi phẫu thuật và cũng không quá tốn kém về mặt chi phí. 

Riêng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, đây là căn bệnh khiến cho tình trạng sưng tấy, chuột rút và các cơn đau xương xuất hiện và ngày càng nặng nề hơn. Khi bệnh diễn biến nặng nề hơn, bên cạnh việc châm cứu, kết quả điều trị sẽ tốt hơn nếu áp dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên. Người bệnh cũng có thể được tư vấn để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ xương khớp được linh hoạt và vận hành tốt hơn, cũng như để rút ngắn đi thời gian điều trị. 

Thoát vị đĩa đệm

Với châm cứu, những cơn đau thoát vị đĩa đệm sẽ giúp cơn đau mau chóng tiêu biến, do những mũi kim khi tác động vào cơ thể sẽ giúp kích thích vùng cột sống bị tổn thương. Chúng còn hỗ trợ tiết ra chất steroid để thúc đẩy quá trình sửa chữa và giải phóng hormon endorphin, giúp những cơn đau nhanh chóng giảm đi, các vết sưng tấy được xẹp và trở lại tình trạng ban đầu. 


Với những kỹ thuật đúng đắn và chuẩn xác, châm cứu còn hỗ trợ người bệnh giải tỏa được những cơn mệt mỏi, stress, căng thẳng và mang lại cho mình một tinh thần sảng khoái và thư giãn hơn.

Ngoài việc chữa bệnh, châm cứu còn hỗ trợ sức khỏe tốt

Cần lưu ý gì khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu


Do đây là một phương pháp tác động trực tiếp lên vùng da của cơ thể, nên nếu người bệnh tùy tiện thực hiện sẽ dẫn đến những nguy hiểm khó cứu vãn được. Hơn nữa, do mỗi người có một thể trạng và cơ địa riêng, tình trạng và diễn tiến của bệnh cũng không giống nhau nên việc châm cứu cần được xem xét để có thể phù hợp với từng bệnh nhân riêng biệt. 

Vì vậy, trước khi tiến hành châm cứu, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn một cách cụ thể. Tốt nhất, bạn cần có một bác sĩ để thường xuyên theo dõi tiến trình châm cứu của mình. Như thế sẽ an toàn và hiệu quả hơn hết. 


Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Bệnh viêm khớp dạng thấp hiện giờ đã trở nên rất phổ biến, đa số những người mắc bệnh là nữ giới do cơ thể họ đã trải qua nhiều giai đoạn đổi hormon trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp thường gây ra những cơn đau khớp ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Không chỉ thế, bệnh lâu dần sẽ khiến xuất hiện những biến chứng như biến dạng khớp, rối loạn vẫn động... Bệnh có một số triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết.

Các biểu hiện chung

Hầu hết những dấu hiệu bệnh ban đầu sẽ không khiến cho chúng ta lo lắng nhiều, khoảng 15% số người mắc các triệu chứng cấp tính ở giai đoạn đầu. 
Đi kèm với những dấu hiệu về đa khớp, người bệnh còn trải qua vài đột sốt nhẹ, cơ thể bị gầy sút, xanh xao một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Các đầu ngón tay, ngón chân ra mồ hôi khá nhiều rồi trở nên đau nhức, đặc biệt là khi tỉnh dậy vào buổi sáng. Những đột đau khớp sau giai đoạn cấp tính có thể kéo dài đến hàng tuần, hàng tháng.
Nếu như những triệu chứng trên vẫn còn khiến các bạn mơ hồ, thì những triệu chứng lâm sàng biểu hiện cụ thể tại các khớp cũng như ở toàn thân và vùng ngoài khớp sẽ cho các bạn thấy một bức tranh rõ nét hơn về triệu chứng lâm sàng của viêm khớp dạng thấp.  

Biểu hiện tại khớp

Giai đoạn đầu:
- Đa phần các trường hợp sẽ bắt đầu viêm từ một khớp, số còn lại thì xảy ra hiện tượng viêm ở những khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay, đốt ngón tay... 
- Biểu hiện: các nốt sưng đau nổi lên thấy rõ, ngón tay có dạng hình thoi. Khoảng 10 - 20% bệnh nhân sẽ bị cứng khớp vào lúc sáng sớm. Các dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt khoảng từ vài ngày đến vài tuần. Sau dần, tình trạng này càng trở nên rõ ràng hơn do mật độ xuất hiện dày đặc hơn và cường độ đau nhức tăng lên. 
Giai đoạn toàn phát:
- Các vị trí khớp bị viêm: Tỉ lệ khớp bị viêm ở bàn tay, cổ tay cùng khớp gối là khá cao: khoảng 90%. Trong khi đó, khớp đốt ngón cái gần 80%. Bàn ngón, bàn chân và cổ chân chiếm 70% và ngón chân, khớp khuỷu chiếm 60%. Ngoài những vị trí thông dụng này, háng, hàm, ức đòn và cột sống cũng bị ảnh hưởng nhưng thường sẽ xảy ra sau cùng.
- Biểu hiện: Tình trạng sưng, đau khi vận động tăng lên, ít gây nên nóng đỏ do khớp gối chứa nước. Thời gian gần sáng và buổi sáng vẫn xảy ra tình trạng đau khớp. Những ngón tay có dạng hình thoi ở các ngón 2, 3 và 4.
- Diễn biến bệnh: các khớp bị viêm diễn ra tăng dần. Các khớp bị dính và biến dạng, hiện tượng này thường xảy ra ở các khớp ngón tay. 

Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

- Biểu hiện toàn thân: cơ thể mệt mỏi, gầy sút, rối loạn thần kinh thực vật. Do người bệnh bi thiếu máu nên hay bị xanh xao, chóng mặt.
- Da và mô dưới da: Nhiều bệnh nhân có thấy xuất hiện các nốt thấp mọc lên ở hai khu vực này. Các cục u nổi lên hẳn trên bề mặt da, không đau nhưng dính vào xương dưới. Những nốt u này có đường kính từ 15 - 20mm. 
- Vị trí thường gặp của các cục u này là gần khớp khuỷu, ở trên xương chày hay dọc lưng các ngón tay, phần mặt sau của da đầu. 
- Da trở nên khô hơn, teo và xơ lại, đặc biệt là vùng da ở chân tay. Mạch máu ở gân bàn tay, bàn chân ửng đỏ. 

- Bệnh nhân gặp khó khăn về ăn uống, các vận mạch có khả năng khiến cho các vết loét trở nên tồi tệ hơn. Chi dưới phù nhiều.
- Cơ bị teo lại rõ ràng, nhất là vùng khớp bị tổn thương và vùng xung quanh đó, do người bệnh không vận động nhiều.
- Viêm gân Achille xuất hiện 
- Các bao khớp có thể phình ra vì kén hoạt dịch ở vùng khoeo
- Lúc này, tim có dấu hiệu viêm màng ngoài tim
- Phổi có thể bị thâm nhiễm, tràn dịch hay hình thành tình trạng xơ phế nang.
- Các cục hạch nổi to ở phần mặt trong của cánh tay hoặc xuất hiện các hạt ở chân

- Tỉ lệ vôi trong xương không còn được đảm bảo, dễ gây gãy xương dù là trong những hoạt động nhẹ.
- Amyloid có khả năng xảy ra ở thận do bệnh đã diễn biến phức tạp hơn, nên dẫn đến tình trạng suy thận.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp còn gây nên tình trạng viêm đa dây thần kinh ngoại biên
- Hiện tượng viêm giác mạc, viêm mống mặt thể mi khiến người bệnh bị giảm đi thị lực.
- Cơ thể đối mặt với tình trạng thiếu máu nhược sắc
Nhận viết sớm được các dấu hiệu lâm sáng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Hãy chú ý đến sức khỏe của mình một cách kỹ lưỡng để bảo vệ chúng trước khi bệnh xuất hiện và hoành hành cuộc sống chúng ta. 

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cách dùng thảo dược chữa bệnh gút không chỉ làm giảm acid uric trong máu, kháng viêm, đào thải độc tố mà còn giúp bồi bổ cơ thể và đặc biệt là không gây ra tác dụng phụ như một số loại thuốc tây y hiện nay.

Bệnh gút (thống phong) hình thành do rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu từ đó làm khớp bị sưng tấy, nóng đỏ và đau nhức dữ dội nhất là về đêm. Để làm giảm các cơn đau nhức cũng như chữa bệnh gút hiệu quả người bệnh có thể tham khảo một số thảo dược dưới đây.

Xem thêm: chữa bệnh gút bằng thuốc nam

Thảo dược chữa bệnh gút theo y học cổ truyền

Để chữa bệnh gút cấp tính với triệu chứng là đau nhức khớp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gầy sút người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ các thảo dược sau: Đào nhân, hoàng kỳ, phòng phong, nhũ hương, thổ phục, đan sâm, hồng hoa, đương quy, mộc dược, xích thược, hy thiêm. Ngày sắc uống một thang.

Chữa bệnh gút mãn tính bạn có thể dùng: Xuyên khung, cam thảo đất, vỏ bưởi, thục địa, hạt chuối sứ, táo mèo, bạch truật, trạch tả, xích thược, lá lốt, phòng phong, độc hoạt, sơn thục, dây tơ hồng, hoàng kỳ, bồ công anh,… Cách dùng rất đơn giản bạn hãy sắc uống ngày một thang.

Thảo dược chữa bệnh gút cho hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe
Thảo dược chữa bệnh gút cho hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe
Sự kết hợp của các thảo dược trên sẽ giúp kháng viêm, giảm đau, trừ thấp, đào thải độc tố, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa sự lắng đọng của axit uric tại các khớp xương, bổ can thận. Ngoài ra bài thuốc còn giúp tăng sản sinh dịch khớp để nuôi dưỡng sụn khớp, ngăn ngừa teo cơ, biến chứng do hạt tophi gây ra rất hiệu nghiệm. 

Thảo dược chữa bệnh gút từ dân gian

Cây sói rừng chữa bệnh gút: Cây sói rừng còn có tên là “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong, “cửu tiết trà” theo đông y có vị cay, tính bình từ lâu đã được xem là thảo dược quý có tác dụng giảm đau, trừ độc, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn do đó thường dùng để trị các bệnh như viêm nhiễm, viêm khớp dang thấp, bệnh gút,…

Hy thiêm, thảo dược chữa bệnh gút: Các nghiên cứu cho thấy Hy thiêm có chứa chất đắng daturosid, 3.7 dimethylquercetin và orientin, những hoạt chất này có tác dụng thông kinh lạc, lợi gân cốt, giảm đau nhức, an thần, hạ áp huyết, thanh nhiệt giải độc cũng như ức chế sự phát triển của viêm loét, hạ acid uric trong máu. Do đó, từ lâu đây được coi là thảo dược quý có tác dụng chữa bệnh gút hiệu quả.

Hy thiêm, một trong những thảo dược chữa bệnh gút được lưu truyền trong dân gian
Hy thiêm, một trong những thảo dược chữa bệnh gút được lưu truyền trong dân gian

Mã tiền chế chữa bệnh gút: Trong các bài thuốc dân gian trị bệnh gút từ thảo dược không thể không nhắc đến mã tiền chế. Y học hiện đại cho rằng loại cây này có thể giúp làm tê thần kinh cảm giác qua đó giảm đau tự nhiên, ức chế vi khuẩn, chống viêm. Còn theo y học cổ truyền, mã tiền chế còn giúp thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, thông kinh hoạt lạc, trừ khử ứ trệ, chống tê mỏi và làm giảm nhanh các cơn đau do thấp khớp, viêm khớp, gút.

Lưu ý khi dùng thảo dược chữa bệnh gút

Ưu điểm khi dùng thảo dược chữa bệnh gút đó là nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng, chi phí thấp hơn nhiều so với các loại thuốc tân dược. Bên cạnh đó, những thảo dược này đều lành tính nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý là nếu muốn chữa bệnh bằng phương pháp này phải hết sức kiên trì vì thuốc thường cho tác dụng chậm.

Ngoài ra, khả năng hấp thụ thuốc, hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Do đó, nếu muốn chữa bệnh gút bằng thảo dược người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc. Với những bài thuốc đông y, bạn nên đến những cơ sở chữa bệnh uy tín, trong quá trình điều trị bệnh cũng nên kết xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Gút cấp tính sau nhiều năm sẽ chuyển sang mãn tính và gây tàn phá khớp nặng nề dẫn đến biến chứng tàn phế, suy thận. Đó là lý do mà hàng ngàn người bệnh lo lắng cách điều trị bệnh gút mãn tính như thế nào thì đảm bảo an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị bệnh gút mãn tính đang được ứng dụng hiện nay.

 Bệnh gút mãn tính gây biến dạng khớp có thể dẫn đến tàn phế

Bệnh gút mãn tính gây biến dạng khớp có thể dẫn đến tàn phế

Điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc

Nếu như các cơn gút cấp tính chỉ gây đau viêm, sưng khớp rồi khỏi thì bệnh gút mãn tính để lại nhiều di chứng khốc liệt hơn bởi các đợt viêm khớp xảy ra thường xuyên, xuất hiện các u cục tại khớp dễ gây biến dạng khớp, suy thận. Vì vậy, mục tiêu điều trị bệnh gút mãn tính là phải hạ acid uric trong máu, ngăn ngừa tối đa tình trạng sỏi thận, suy thận, teo cơ, cứng khớp.

Trong giai đoạn này, cách điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc được ưu tiên lên hàng đầu. Một số loại thuốc tây y tuy có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh rất hữu dụng với gút cấp tính nhưng đối với bệnh gút mãn tính lại không được khuyến khích. Lý do là vì ở giai đoạn này, các khớp xương rất dễ bị tổn thương, mài mòn, thuốc kháng sinh chỉ có thể kìm hãm gia tăng acid uric nhưng không ngăn ngừa được sự kết tủa muối urat tại khớp. Hơn nữa, việc dùng nhiều kháng sinh rất dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày tăng nguy cơ suy thận khiến cho việc chữa trị bệnh gút trở nên khó khăn hơn.

Chính vì thế, hiện nay cách điều trị bệnh gút mãn tính bằng thuốc đông y là cứu cánh an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh. Tại Việt Nam, duy chỉ có bài thuốc “Thống phong bổ huyết thang” là mang lại tính ứng dụng cao có tác dụng chữa bệnh gút cực kỳ hiệu nghiệm.
 Thảo dược đông y có tác dụng kháng viêm, đào thải độc tố điều trị bệnh gút mãn tính hiệu quả

Thảo dược đông y có tác dụng kháng viêm, đào thải độc tố điều trị bệnh gút mãn tính hiệu quả
Bài thuốc gồm các thành phần: đẳng sâm, độc hoạt, thổ phục linh, ngưu tất, bạch truật, đại hoàng, cam thảo, tỳ giải, mộc thông,… với công dụng chính là điều hòa chuyển hóa nhân purin, kháng viêm, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức. Ngoài ra, thuốc còn giúp bồi bổ can thận, tăng sức đề kháng, tăng sản sinh collagen nuôi dưỡng sụn khớp, phục hồi hệ thống khớp bị viêm, thoái hóa.

Điều trị bệnh gút mãn tính bằng chế độ ăn uống

Dự phòng các cơn gút tái phát và ngăn ngừa các biến chứng thì ngoài dùng thuốc đông y cách điều trị bệnh gút mãn tính không thể bỏ qua đó là thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Hàm lượng acid uric tăng cao một phần là do ăn uống quá nhiều thực phẩm gốc purin, vì vậy khi bị gút dù cấp hay mãn tính người bệnh nên lưu ý:

Kiêng ăn các thực phẩm giàu đạm thực vật và động vật như: Hải sản (tôm, cua, hàu, ghẹ, sò,…) các loại cá trích, cá ngừ, nội tạng động vật (lưỡi, lòng, óc, tim,…), các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt gà, các loại đậu nhất là đậu nành, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu xanh, hạn chế ăn giá, nấm, dọc mùng, măng,…
 Ăn uống khoa học cũng là cách điều trị bệnh gút mãn tính

Ăn uống khoa học cũng là cách điều trị bệnh gút mãn tính

Bên cạnh đó, hỗ trợ điều trị bệnh gút mãn tính bạn cũng nên kiêng uống bia rượu, thuốc lá, thường xuyên tập thể dục, không làm việc quá sức. Trong trường hợp đã xuất hiện các hạt tophi nhất là ở những vị trí dễ cọ xát bạn nên đi giày dép chất liệu mềm để hạn chế cọ xát khiến chúng bị rò, vỡ vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Bệnh gút mãn tính thường tiến triển nhanh và phá hủy các khớp xương, sụn khớp nhanh chóng để lại nhiều di chứng nặng nề. Vì vậy, cách điều trị bệnh gút mãn tính bạn nên kết hợp nhiều phương pháp bao gồm cả dùng thuốc, ăn uống, vận động trị liệu và giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Ngoài ra, người bệnh nên đến chữa trị tại những cơ sở chữa bệnh uy tín có sự phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Bệnh gút là một trong những bệnh xương khớp rất hay gặp ở nước ta, đặc biệt là các đấng mày râu hay sử dụng bia rượu, ăn nhiều đạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được các dấu hiệu bệnh gút nên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tàn phế, mất khả năng vận động hay bị suy thận, trụy tim. Vì vậy, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nhận biết sớm các triệu chứng bệnh gút nhé.
Qúa trình hình thành bệnh gút ở các khớp xương
Qúa trình hình thành bệnh gút ở các khớp xương

Dấu hiệu bệnh gút mà bạn nên lưu ý

Bệnh gút đông y gọi là thống phong là bệnh có từ xa xưa và hiện nay bệnh có tỉ lệ gia tăng chóng mặt tại nước ta. Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự tăng trưởng của acid uric trong máu bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học, thận không đào thải hết acid uric, tăng acid uric bẩm sinh, béo phì,…

Trong thời kỳ đầu, nồng độ acid uric tăng cao nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, chỉ khi người bệnh đi xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe thì mới vô tình phát hiện ra. Có nhiều người acid uric tăng từ khi còn trẻ nhưng khi về già thì bệnh mới tái phát hoặc cũng có những bệnh nhân từ lúc nồng độ acid uric tăng và bộc phát ra bên ngoài chỉ chưa đến một năm. Cụ thể là khi đến một ngưỡng nhất định, acid uric tăng quá cao sẽ kết tủa thành muối urat có hình thù sắc nhọn tại khớp gây viêm khớp khi đó dấu hiệu bệnh gút đặc trưng đó là:

Khớp bị sưng tấy, nóng đỏ, phù nề và đau nhức dữ dội khiến người bệnh vô cùng đau đớn nhất là về đêm. Các khớp hay bị gút nhất là khớp ngón chân cái, khớp bàn chân, bàn tay, khủy chân, mắt cá chân. Thông thường các cơn đau có thể khỏi sau 3-7 ngày.

Dấu hiệu bệnh gút ở khớp bàn chân mà bạn nên lưu ý
Dấu hiệu bệnh gút ở khớp bàn chân mà bạn nên lưu ý

Khi các cơn gút cấp tính giảm đi quan sát các khớp sẽ thấy vùng da bị bong tróc, hơi đỏ, tím tái giống như khớp bị nhiễm trùng. Những dấu hiệu bệnh gút này rất dễ nhầm lẫn với các chứng bong gân, đau khớp và cho rằng khớp hết sưng viêm thì bệnh đã khỏi hẳn. Tuy nhiên, càng về sau triệu chứng bệnh gút càng tiến triển nặng hơn bằng các đợt viêm khớp thường xuyên tái diễn và dẫn đến gút mãn tính.

Lúc này bệnh gút gây viêm ở nhiều khớp trên cơ thể kèm theo xung quanh khớp, vành tai nổi lên các u cục (tây y gọi là hạt tophi) gây đau đớn khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, không thể đi lại. Nguy hiểm hơn, các hạt tophi càng lớn sẽ gây chèn ép mạch máu, dễ bị vỡ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp dẫn đến các bệnh lý khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu quả là phải cắt bỏ chi hay lâu ngày khớp bị biến dạng, teo cơ cuối cùng là tàn phế, bại liệt.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút ở giai đoạn mãn tính

Ngoài ra, sự lắng đọng của muối urat tại thận còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận mãn tính, các bệnh lý về tim mạch, mạch máu thậm chí là tử vong. Một khi đã hình thành thì bệnh gút tiến triển rất nhanh và để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, cuộc sống. Do đó, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh gút như trên các bạn không nên chủ quan mà phải đi thăm khám để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

Để phòng ngừa bệnh gút bạn nên xây dựng lối sống khoa học, không dung nạp quá nhiều hải sản, thịt bò, nội tạng động vật cũng như hạn chế sử dụng bia rượu. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More