Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Tầm soát bệnh gút bằng những cách đơn giản

Bệnh gút, hay còn được biết đến dưới cái tên thống phong, đang ngày càng phổ biến hơn. Bệnh gút không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta, khả năng vận động và di chuyển, mà các hạt tophi nổi lên trên bề mặt da khiến vẻ đẹp thẩm mỹ mất đi phần nào. 
Bệnh gút có thể được tầm soát đơn giản với những phương thức sau
Tuy nhiên, khi những cơn đau gút cấp tính xảy ra, chúng lại dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Sự nhầm lẫn này có lẽ là do sự chủ quan của người bệnh khi chưa chú ý đến những dấu hiệu của bệnh gút. Thực tế, việc tầm soát bệnh gút không đến nỗi quá phức tạp nếu chúng ta chú ý theo dõi mình có mắc phải một vài yếu tố sau đây không.
- Những cơn đau gút trong giai đoạn đầu sẽ chưa xuất hiện vội vì lượng acid uric lúc này chưa tập trung vào những khớp xương. Lượng acid uric sẽ thường tăng ở phía gót chân, bắp đùi, bắp chuối và ở phần cổ gáy. Những lần vọp bẹ xuất hiện thường xuyên hơn, dù chúng chưa gây đau những đó cũng là dầu hiệu báo động cơ thể bạn có nguy cơ bị bệnh gút.
- Nếu có nguy cơ mắc bệnh gút, tính cảm ứng của da với acid uric sẽ là khá cao, nên bạn thường xuyên bị những nốt mẩn ngứa, đỏ và lầm tưởng rằng đây là những đợt dị ứng thời tiết hay thức ăn thông thường. Tuy nhiên, rất có thể đây là hậu quả do acid uric tồn đọng quá nhiều. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là ở phần mí mắt hay loa tai xuất hiện những cục cứng nhỏ.
- Lượng acid uric tăng hay giảm liên quan khá nhiều đến độ cồn. Chính vì vậy, mà những người thường uống nhiều bia rượu ở mức độ thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn mức bình thường do lượng acid uric tăng lên sau khi cồn được tiếp thụ vào cơ thể. Những ai thường xuyên uống bia rượu cần chú ý hơn đến sức khỏe của mình bằng việc đi khám sức khỏe định kỳ.
Bia rượu quá mức là cách "mời gọi" bệnh gút đến dễ dàng 
- Đối với bệnh nào cũng thế, việc luyện tập thể dục thể thao phù hợp luôn là điều được khuyến khích. Đặc biệt đối với bệnh gút, do những vận động của cơ thể sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sự bài tiết lượng acid uric qua đường tiểu. Vì vậy, những ai chưa có kế hoạch luyện tập thể thao có khả năng khiến cho lượng acid uric tăng lên và tồn đọng trong cơ thể. Tuy nhiên, những bài tập cần phù hợp với thể trạng của từng người, vì nếu vận động trong thời gian dài cùng cường độ tập nặng nề cũng khiến acid uric tăng lên do phản ứng thoái biến chất đạm.
- Cân nặng không ổn định hoặc thừa cân cũng là bàn đạp khiến acid uric tăng lên. Để xác định mình có bị thừa cân hay không, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI. Nếu chỉ số này cao hơn 25, bạn không cần đến những xét nghiệm khác cũng đủ hiểu rằng lượng acid uric trong máu mình cũng đã đủ hình thành nên bệnh gút rồi.
- Chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều chất đạm từ động vậy sẽ khiến cho acid uric tích lũy nhiều hơn trong cơ thể. Bạn có thể giảm bớt lượng đạm động vật trong những bữa ăn hàng ngày, thay vào đó là lượng đạm từ tinh bột hay các loại đậu và cá. Đây là những nguồn cung cấp đạm cho cơ thể an toàn và tốt nhất.
Đạm động vật thường không được khuyến khích do chúng có thể khiến lượng acid uric tăng lên
- Một trong những yếu tố mà chúng ta khó có thể tránh khỏi chính là yêu tố di truyền. Đối với những ai có người thân mắc bệnh gút hay sạn thận. Khả năng bạn cũng mắc bệnh đó là cao hơn so với những người khác, vì lượng acid uric từ ông bà, cha mẹ nhiều hay ít cũng ít nhiều ảnh hưởng đến con cái. 
Lượng acid uric có thể dễ dàng được tầm soát một cách đơn giản ngay từ chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Việc kiểm tra acid uric định kỳ cũng là một cách tốt để giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe và có những điều chỉnh hợp lý trước khi bệnh gút xâm lấn cơ thể mình. Đối với bệnh gút, đừng để những cơn đau xuất hiện rồi mới chăm chút khám chữa bệnh. Hãy lên kế hoạch "chiến đấu" với bệnh ngay từ khi chúng còn đang "ẩn dật". 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More